‘Trái đắng’ những dự án lọc dầu tỷ USD

[ad_1]

Gần chục dự án lọc hóa dầu với vốn đăng ký cả tỷ USD/dự án vào Việt Nam từng gây ồn ào, tạo cuộc đua tranh thu hút đầu tư giữa các tỉnh. Giờ đây có dự án thì thua lỗ nghìn tỷ, có dự án đang phải hoãn, giãn tiến độ, có dự án đứng trước nguy cơ thu hồi giấy phép.

Xem thêm Video:Nhà máy lọc dầu Dung Quất trước nguy cơ đóng cửa

Bấm ngay Subscribe / Đăng Ký xem video hay mới nhất >>

Nhà máy lọc dầu Dung Quất ưu đãi ‘khủng’ nhưng vẫn lỗ ‘khổng lồ’

Đi vào vận hành thương mại từ tháng 2/2009 đến nay, Nhà máy lọc dầu Dung Quất nhận được hàng loạt ưu đãi rất lớn: thời gian khấu hao dự án là 20 năm, được hưởng mức giá trị ưu đãi tính trong giá bán đối với xăng, dầu là 7%, LPG là 5% và sản phẩm hóa dầu là 3%.

Ngoài ra, Dung Quất đã được hưởng rất nhiều ưu đãi khác như: miễn thuế nhập khẩu trong 5 năm; hưởng ưu đãi mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 10% trong 15 năm, miễn thuế 4 năm và giảm 50% số thuế phải nộp cho 9 năm tiếp theo. Dự án còn được áp dụng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp ưu đãi 10% suốt đời dự án công nghệ cao; miễn thuế đất trong 15 năm; giảm 50% thuế thu nhập cá nhân cho người có thu nhập cao…

 Uu dai khung va nhung khoan lo lon cua nha may loc dau Dung Quat

Nhà máy lọc dầu Dung Quất nhận được hàng loạt ưu đãi rất lớn từ khi đi vào vận hành thương mại.

Tháng 6/2015, PVN tiếp tục kiến nghị lên Chính Phủ khi muốn gia hạn những ưu đãi trên đến năm 2027. Nếu được thông qua, các chính sách “đỡ đầu” cho Dung Quất sẽ kéo dài tới 17 năm.

Tuy nhiên, nếu không nhờ cơ chế ưu đãi, được giữ lại một phần thuế nhập khẩu, Dung Quất đã lỗ tổng cộng 27.600 tỷ đồng kể từ khi được đưa vào vận hành thương mại.

Trong một báo cáo gửi lên Chính phủ giữa năm 2015, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã tiết lộ mức lỗ “khủng” của nhà máy Dung Quất từ khi đi vào vận hành. Năm 2010, công ty lỗ gần 3.200 tỷ đồng, năm 2011 lỗ gần 4.800 tỷ đồng. Năm 2012, năm 2013 lần lượt lỗ trên 6.400 và 6.000 tỷ đồng. Năm 2014, Lọc hóa dầu Bình Sơn lỗ 7.136 tỷ đồng. Lũy kế từ khi đi vào vận hành thương mại, đơn vị này lỗ khoảng 27.600 tỷ đồng (tương đương khoảng 1,2 tỷ USD). 

Tuy nhiên, những khoản ưu đãi giữ lại thuế nhập khẩu đã giúp gánh bớt lỗ cho Dung Quất, khi đơn vị này chỉ còn lỗ 1.300 – 3.000 tỷ đồng vào năm 2011 và 2012, trước khi hạch toán lãi gần 3.000 tỷ vào năm 2013 nhờ được giữ lại tới 8.856 tỷ đồng. 

Năm 2014, doanh nghiệp cũng được giữ lại gần 7.200 tỷ đồng song do giá dầu thô lao dốc mạnh, công ty phải trích lập 1.900 tỷ đồng nên hạch toán chỉ lãi gần 150 tỷ. Như vậy, dù có ưu đãi nhưng Bình Sơn vẫn lỗ tổng cộng 1.048 tỷ đồng kể từ khi đưa vào vận hành. 

Năm 2015, công ty thông báo lãi 6.000 tỷ đồng, song con số này cũng phần nhiều đến từ việc nhận ưu đãi thuế. 

Còn nếu tính sòng phẳng, loại trừ trợ giá bằng thuế ra khỏi giá sản phẩm thì cũng từ năm 2010 – 2014, Dung Quất lỗ lên tới 27.600 tỉ đồng. Điều đó có nghĩa là PVN cấp bù chừng đó tiền cho Dung Quất. Và số tiền cấp bù cho Dung Quất được hạch toán vào lợi nhuận trước thuế của PVN. 

Như vậy, Nhà máy lọc dầu Dung Quất đi vào vận hành từ những năm giá dầu thế giới cao, cộng với hàng loạt ưu đãi mà còn thua lỗ thì khi giá thế giới giảm sâu, cơ chế ưu đãi vẫn tồn tại nhưng bị thị trường (ở đây là lộ trình thực hiện các FTA) “vô hiệu hóa”, việc thua lỗ thực tế còn lộ ra rõ hơn.

Lọc dầu Nghi Sơn bù lỗ hàng ngàn tỷ/năm

Vụ Ngân sách nhà nước (Bộ Tài chính) mới đây đã có báo cáo đánh giá tác động liên quan đến thu ngân sách nhà nước khi Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn đi vào hoạt động.

nghison

Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn đang trong quá trình xây dựng.

Theo đó, khi Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn đi vào hoạt động, năm 2017 tổng thu ngân sách nhà nước dự kiến giảm 1.377 tỉ đồng, năm 2018 giảm 10.929 tỉ đồng, năm 2019 giảm 10.632 tỉ đồng và năm 2020 giảm 14.110 tỉ đồng.

Về tác động với Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN), theo một tính toán gần đây, với giá dầu 45 USD/thùng, dự kiến PVN sẽ phải bù lỗ cho lọc dầu Nghi Sơn 1,54 tỷ USD. Số tiền bù lỗ này sẽ lên 1,8 tỷ USD nếu giá dầu 50 USD/thùng. Còn ở phương án giá dầu 70 USD/thùng, PVN dự kiến sẽ phải chi ra 2 tỷ USD để bù lỗ cho lọc dầu Nghi Sơn.

Tóm lại, trong 10 năm kể từ khi lọc dầu Nghi Sơn vận hành, PVN có thể sẽ phải bỏ ra 1,5- 2 tỷ USD (từ 30.000 tỷ-trên 40.000 tỷ đồng) để bù lỗ cho dự án này.

“Đứng mũi chịu sào” bù lỗ cho lọc hóa dầu Nghi Sơn, còn lợi nhuận thu được của PVN với tư cách cổ đông tham gia góp vốn vào lọc dầu Nghi Sơn là bao nhiêu?

Theo tính toán, nếu giá dầu 45 USD/thùng, dự kiến PVN sẽ thu được 716 triệu USD trong vòng 10 năm, tương đương khoảng 1.600 tỷ đồng/năm.

Còn nếu giá dầu 50 USD/thùng dự kiến PVN sẽ thu được lợi nhuận khoảng 1.400 tỷ đồng/năm.

Như vậy, về cơ bản khi lọc dầu Nghi Sơn đi vào hoạt động thì PVN phải bù lỗ bình quân từ 80-110 triệu USD/năm, tương đương khoảng 1.800-2.000 tỷ đồng/năm.

Đó là chưa tính đến hỗ trợ trực tiếp cho lọc dầu Nghi Sơn để đầu tư các hạng mục công trình bên trong khu liên hợp lọc hóa dầu này là hơn 3.800 tỷ đồng.

Được khởi công xây dựng năm 2013 tại khu kinh tế Nghi Sơn thuộc huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hoá, Nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn dự kiến sẽ đi vào vận hành chạy thử từ tháng 11/2016 đến tháng 6/2017, vận hành thương mại từ tháng 7/2017. Dự kiến, đến năm 2020, nhà máy sẽ vận hành 100% công suất.

Đối với dự án này, Chính phủ đã cam kết dự án được áp giá bán buôn các sản phẩm của mình tại cổng nhà máy bằng với giá xăng dầu nhập khẩu mà còn được cộng vào giá bán thêm thuế nhập khẩu 7% với các sản phẩm xăng dầu, 3% đối với các sản phẩm hóa dầu (polypropylen, benzen…).

Nhìn vào những chính sách ưu đãi của Chính phủ dành cho Nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, Trưởng bộ môn Quản trị Tài chính Quốc tế, khoa Tài chính Quốc tế (Học viện Tài chính) cho rằng, dự án này được hưởng cơ chế ưu đãi tương tự như Lọc dầu Dung Quất, thậm chí có những thứ còn hơn cả Dung Quất khi được ưu đãi cả đầu ra và đầu vào về mặt thuế suất. Ngoài ra, Nghi Sơn còn được hưởng nhiều cơ chế ưu đãi liên quan đến đầu tư, giải phóng mặt mặt bằng… 

Theo các chuyên gia kinh tế, trước đây khi Việt Nam chưa có nhà máy lọc dầu thì việc ưu đãi cho một số dự án đầu tiên là cần thiết. Nhưng khi các dự án lọc dầu đang ngày càng nhiều ở Việt Nam, các chính sách ưu đãi nên siết lại. Song đáng nói, hiện nay, hầu hết các nhà máy lọc dầu dù đã được hưởng nhiều ưu đãi của Chính phủ nhưng vẫn “kêu khó” để xin thêm.

Phân tích thực trạng hiện nay, ông Long chỉ rõ, ngoài một số nhà máy lọc hoá dầu đang chậm tiến độ xin thêm cơ chế ưu đãi, còn có một số nhà máy khi đưa vào hoạt động, ngân sách nhà nước bị hụt thu hàng ngàn, thậm chí hàng chục ngàn tỉ đồng mỗi năm như nhà máy lọc dầu Nghi Sơn là chuyện khó chấp nhận.

“Để đảm bảo an ninh năng lượng và phát triển công nghiệp hóa dầu, Việt Nam chỉ nên ưu đãi đối với các hoạt động tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu chứ không thể “bao” cả dự án chế biến, sản xuất xăng dầu như với dự án NMLD Nghi Sơn” ông Long nói.

Và những siêu dự án lọc hóa dầu bị ‘treo’

Ngoài 2 dự án lọc dầu trên còn các dự án lọc dầu tại Vũng Rô (Phú Yên) vốn đầu tư 3,2 tỷ USD, công suất 8 triệu tấn dầu thô/năm; Dự án Nhơn Hội (Bình Định) vốn đầu tư 22 tỷ USD, công suất 20 triệu tấn dầu thô/năm; Dự án tại Cần Thơ có vốn đầu tư 538 triệu USD, công suất 2 triệu tấn dầu thô/năm….

Tuy nhiên, hiện dự án đã động thổ nhưng tới nay đang phải hoãn, giãn tiến độ, một số đang làm thủ tục cấp phép đầu tư, có dự án đứng trước nguy cơ bị thu hồi giấy phép.

Dự án lọc hóa dầu Vũng Rô, có tổng vốn đầu tư hơn 3 tỷ USD, được cấp phép từ năm 2008 và sau nhiều lần điều chỉnh cũng mới chỉ tiến hành khởi công xây dựng khu vực cảng Bãi Gốc nằm gần dự án. Còn dự án lọc dầu Cần Thơ sau gần 10 năm được cấp phép đầu tư hiện đang bị chính quyền địa phương đưa vào danh sách đen và có nguy cơ bị thu hồi giấy phép do chưa triển khai gì.

Trai dang nhung du an loc dau ty USD

 Dự án lọc hóa dầu Vũng Rô, có tổng vốn đầu tư hơn 3 tỷ USD, được cấp phép từ năm 2008 và sau nhiều lần điều chỉnh cũng mới chỉ tiến hành khởi công xây dựng khu vực cảng Bãi Gốc nằm gần dự án.

Về dự án lọc dầu tại Cần Thơ, ông Nguyễn Văn Hồng, Giám đốc Sở KH&ĐT Cần Thơ cho biết: Dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư từ 19/5/2008. Tuy nhiên, sau nhiều lần lỡ hẹn triển khai, Sở đã có văn bản xin ý kiến Thành ủy và UBND Thành phố Cần Thơ về số phận dự án. Có hai phương án được đưa ra là thu hồi vĩnh viễn giấy chứng nhận đầu tư, hoặc tạm thu hồi 6 tháng để chủ đầu tư tìm đối tác khác.

Với “siêu” Dự án lọc hóa dầu Nhơn Hội (dự án Victory), thông tin từ Ban Quản lý Khu kinh tế Nhơn Hội, Bình Định cho biết, tập đoàn dầu khí quốc gia Thái Lan PTT cùng với đối tác Saudi Aramco đến từ Ả rập Xê út đã thông báo có thể sẽ thay đổi quy mô dự án lọc dầu Victory và cả tiến độ đầu tư so với bản nghiên cứu tiền khả thi đã trình Chính phủ trước đó. Theo đó, vốn đầu tư của dự án sẽ không còn ở mức 22 tỷ USD và công suất chế biến cũng không còn ở mức 400.000 thùng dầu một ngày.

Gs. Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội DN Đầu tư nước ngoài

——————————-

Chính phủ nên thận trọng, cân nhắc trong phát triển công nghiệp hóa dầu và nên để dành đất đai đó, tiềm năng con người đó phát triển các ngành công nghiệp tương lai như công nghiệp điện tử, công nghiệp vi sinh… Về lợi ích của các dự án lọc dầu, tôi đảm bảo là Việt Nam không được bao nhiêu.

Ts. Ngô Minh Hải, Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương ——————————-

Cần tránh tình trạng khi lập dự án báo cáo nghiên cứu khả thi trình Chính phủ phê duyệt thì “ngon ngọt” rằng dự án có hiệu quả, làm xong “kêu” khổ, thừa không bán được lại “kêu” Nhà nước hỗ trợ.

Ông Lê Đăng Doanh, Chuyên gia kinh tế

——————————-

Chính phủ nên cân nhắc rất thận trọng các dự án khi phát triển ngành lọc hóa dầu bởi các vấn đề liên quan đến dư thừa nguồn cung, ô nhiễm môi trường, thiếu hụt nguyên liệu đầu vào và xu hướng của thế giới. Trên cơ sở nhà đầu tư trình duyệt quy mô, công suất, thị trường tiêu thụ, nguồn cung cấp dầu thô, hiệu quả kinh tế – xã hội… mới biết có khả thi hay không.