Thực phẩm không tốt cho tim mạch

Dưới đây là những loại thực phẩm dưới đây có thể ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe tim mạch mà bạn cần hết sức chú ý khi ăn uống.

Không ít nghiên cứu đã chỉ thấy nhiều loại thực phẩm thông thường có khả năng giảm mức độ cholessterol cũng như huyết áp, kiểm soát hiệu quả các mảng bám trong thành mạch. Tuy nhiên, không phải tất cả những món ăn bạn cho rằng tốt cho tim đều nằm trong danh sách trên.
Hãy nhận biết một số loại thực phẩm bị nhiều người lầm tưởng có tác dụng tốt cho tim mạch theo danh sách dưới đây:
Bột yến mạch
Rất nhiều bằng chứng đã chỉ ra bột yến mạch có tác dụng tích cực trong việc giảm cholesterol cho cơ thể. Tuy vậy, tiến sĩ Kaufman cho hay, vấn đề nằm ở cách chế biến loại bột này. Những loại đồ ăn nhanh từ bột yến mạch vẫn sở hữu hàm lượng mỡ cao và do đó không có tác dụng tích cực gì tới sức khỏe hệ tim mạch.
Salad chế biến sẵn
Salad có vẻ là lựa chọn không tồi nếu bạn muốn giảm bớt gánh nặng cho hệ tiêu hóa cũng như bổ sung thêm rau xanh và các chất xơ cho cơ thể. Tuy vậy, các loại salad chế biến sẵn lại mang rất nhiều nước sốt và những thành phần không mấy thân thiện cho sức khỏe.
Chuyên gia y khoa Caroline Kaufman cho biết, vấn đề mấu chốt nằm ở bao bì thành phần. Cô gợi ý nên chọn các loại salad có hàm lượng chất xơ cao, ít nhất là 5gr và ít hơn 10gr chất béo để tránh những ảnh hưởng xấu đến tim mạch.
Sữa chua không béo
Không ít người bị danh từ ‘không béo’ gây hiểu nhầm về tác dụng của loại sữa chua này. Tiến sĩ Kaufman cho biết, khi loại bỏ đi chất béo, loại đồ ăn này phải thay thế chúng bằng một chất khác và thường là đường. Đặc tính này khiến sữa chua không béo cũng gây những nguy cơ tiềm ẩn tới sức khỏe tim mạch của bạn nếu sử dụng nhiều.

Thịt lợn xông muối
Không sở hữu nhiều mỡ như phương pháp chế biến truyền thống không có nghĩa loại thực phẩm này có tác dụng tích cực với hệ tim mạch. Theo Lori Zanini, người phát ngôn của Hiệp hội Dinh dưỡng và Sức khỏe tim mạch Anh, thịt xông muối sở hữu hàm lượng kiềm lớn và có thể tác động tiêu cực tới sức khỏe nếu sử dụng quá nhiều.
Bơ lạc ít béo
Loại thực phẩm này không có nhiều tác dụng hơn bơ lạc thường là bao. Theo thông tin từ Hiệp hội tim mạch Mỹ, bơ lạc thường chứa nhiều chất béo bão hòa đơn, có tác dụng hữu hiệu trong việc kiểm soát cholesterol. Việc chuyển đổi sang các loại bơ lạc ít chất béo thực sự không cần thiết trong trường hợp này.
Bơ thực vật
Giống như bơ lạc ít béo, bơ thực vật cũng sự lựa chọn của không ít người khi tìm kiếm một giải pháp cho vấn đề sức khỏe của bản thân. Tuy vậy, bạn không cần quá kĩ lưỡng trong việc lựa chọn bơ cho bữa ăn của mình.
Chuyên gia y khoa dinh dưỡng Kaufman cho biết, tất cả các loại bơ sở hữu ít hơn 2 gram chất béo bão hòa, dưới 8 gram đường và không có chất béo chuyển hóa đều không gây hại gì cho cơ thể.
Thanh protein
Thanh protein là lựa chọn của nhiều người khi quyết định bổ sung năng lượng cho cơ thể mà lo ngại những món ăn thịnh soạn sẽ gia tăng áp lực cho hệ thống tiêu hóa và tuần hoàn.
Tuy nhiên, theo Jacqueline Bromberg, bác sĩ kiêm nhà nghiên cứu y khoa tại Trung tâm Sức khỏe Memorial Sloan-Kettering thuộc Đại học Weill Cornell Medical College, New York (Mỹ), tất cả những gì bạn phải quan tâm lại nằm ở thành phần của chúng. Nếu sở hữu nhiều đường hoặc chất béo chuyển hóa, loại đồ ăn nhanh này không phải lựa chọn lý tưởng cho sức khỏe hệ tim mạch của bạn.
Cà phê
Trong khi cà phê đen mang đến cho bạn chất chống oxy hóa và giúp giảm các nguy cơ tim mạch, đường, sữa và các thành phần khác lại đem đến những nguy cơ cao gấp vài lần cho sức khỏe bạn.
Theo Maggie Michalczyk, nhà khoa học kiêm chuyên gia dinh dưỡng tại Chicago, một số loại cà phê được pha chế đặc biệt sở hữu lên đến 500 calo đến từ đường. Thông thường, các chuyên gia y khoa khuyến cáo bạn chỉ nên uống 2 cốc cà phê mỗi ngày và pha không quá 2 thìa con đường.