Mẹo hay ngay tại nhà chữa lành môi khô, nẻ

Những cách này sẽ giúp bạn sở hữu đôi môi lành lặn, tươi tắn trong mùa lạnh.

Một vấn đề mà hầu hết mọi người đều gặp phải trong những tháng mùa đông là môi nứt nẻ. Tác động từ ánh nắng mặt trời, gió và độ ẩm thấp làm cho bề mặt của môi bị khô nhiều hơn những vùng khác của cơ thể. Da ở môi rất mỏng khiến môi bị mất độ ẩm nhiều hơn những vùng khác ít nhất là 10 lần. Vùng da nhạy cảm này thường bị tác động của không khí khô và lạnh dẫn đến nứt nẻ, gây đau và mất thẩm mỹ.

Các sai lầm thường gặp

Hãy tránh những sai lầm phổ biến sau đây, có xu hướng làm tình trạng môi thêm trầm trọng.
Liếm môi: Đó là bản năng tự nhiên để làm ướt môi khi cảm thấy môi bị khô. Tuy nước bọt có thể tạm thời làm ướt môi, nhưng khi nước bọt bay hơi thì môi sẽ càng khô hơn. Các enzym có trong nước bọt cũng có thể gây kích ứng vùng da vốn đã nứt nẻ.

Cắn da chết:
Nhiều người có thói quen cắn, bóc hoặc cạo lớp vảy da trên môi. Da môi rất mỏng, tinh tế và nhạy cảm. Khi bị nứt nẻ, nó ở trong tình trạng mong manh. Việc cắn sẽ gây ra nhiều tác hại như khó chịu hoặc chảy máu, sẽ càng gây kích ứng da và làm chậm lành vết thương.

Mẹo tại nhà hiệu quả:
Có một số cách mà bạn có thể dễ dàng điều trị đôi môi nứt nẻ. Trong khi có thể dùng các thuốc mỡ OTC, bạn cũng có thể tìm thấy một số biện pháp kỳ diệu tại nhà, an toàn và hiệu quả.

Dầu và mỡ bôi trơn:
Một cách an toàn và hiệu quả để giữ cho đôi môi ẩm và mọng nước là bôi các loại dầu tự nhiên nhiều lần trong ngày hoặc thậm chí giữ nó qua đêm. Các loại dầu phổ biến như dầu dừa hay dầu ô liu, thậm chí là dầu thông thường cũng có hiệu quả trong điều trị môi khô.

Nha đam (Lô hội):
Mặc dù có mùi và vị khó chịu, nhưng nha đam có đặc tính chữa lành vết thương. Nha đam có khả năng bảo vệ da hiệu quả chống lại các tia UV (tia cực tím). Nó cũng có đặc tính kháng khuẩn, vì vậy quá trình hồi phục sẽ nhanh hơn. Đơn giản, chỉ cần cắt lá nha đam, lấy phần thịt (lõi) đem ép lấy nước và bôi lên môi.

Mật ong:
Mọi người đều đã biết đặc tính dưỡng ẩm của mật ong, bởi vậy sẽ rất hợp lý khi dùng mật ong để thoát khỏi tình trạng khô nẻ. Bôi mật ong cùng với glycerine lên môi, để qua đêm. Hoặc bạn có thể dùng mật ong bôi lên môi nhiều lần trong ngày, tuy dính hơn nhưng rất hiệu quả.

Đường:
Tẩy tế bào chết bằng đường sẽ loại bỏ các lớp tế bào da chết trên môi và giúp quá trình hồi phục nhanh chóng hơn. Bạn có thể trộn đường với mật ong và bôi lên môi vài phút trước khi rửa sạch nhẹ nhàng.

Hoa hồng:
Hoa hồng đã được sử dụng bởi những người muốn đôi môi của họ hồng hào và mềm mại hơn vì nó giúp giữ ẩm và tăng cường màu sắc. Ngâm một vài cánh hoa hồng trong sữa và nghiền thành bột nhão đặc.Cách dùng là bôi hỗn hợp này lên môi nhiều lần trong ngày hoặc dùng nó như một mặt nạ môi để qua đêm.

Kem sữa:
Một loại kem dưỡng ẩm tự nhiên là kem sữa, nó có chứa tất cả các chất béo cần thiết để tạo ra 1 loại kem dưỡng ẩm tốt. Bôi lên môi vài phút trước khi rửa sạch với nước ấm.

Phòng bệnh hơn chữa bệnh

Uống đủ nước suốt cả ngày là cách tốt nhất để đảm bảo đôi môi ít bị khô hơn. Mất nước là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến khô môi, bạn nên uống 1 ly nước vào lúc thức dậy và 1 ly trước khi đi ngủ, ngoài việc tăng lượng nước uống của bạn trong ngày.

Dưa chuột:
Hàm lượng nước cao khiến dưa chuột trở thành một bài thuốc tốt để dưỡng ẩm đôi môi khô. Bôi nước ép dưa chuột lên môi nhiều lần trong ngày để giữ cho môi được nuôi dưỡng và đủ nước.