Dấu hiệu Thổ Nhĩ Kỳ thất bại khi thọc sâu vào Syria

[ad_1]

Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ vào Syria: Nga nhẹ lời cảnh báo

Với lý do tăng cường an ninh biên giới và chống khủng bố, Thổ Nhĩ Kỳ đã lần đầu tiên điều động vũ khí và quân đội vào lãnh thổ nước láng giềng kể từ khi xung đột vũ trang bùng phát tại Syria hơn 5 năm trước.

Dàn xe tăng Thổ Nhĩ Kỳ vào lãnh thổ Syria. Ảnh: Reuters

Dàn xe tăng Thổ Nhĩ Kỳ vào lãnh thổ Syria. Ảnh: Reuters

Hành động can dự của Thổ Nhĩ Kỳ tại Syria đang vấp phải sự phản đối gay gắt từ chính quyền Damascus bởi “danh chưa chính, ngôn chưa thuận” của chiến dịch quân sự này.

Hơn thế, Ankara cũng thừa nhận mục tiêu của chiến dịch không chỉ nhằm vào IS mà còn muốn ngăn chặn bước tiến của lực lượng người Kurd vốn đang kiểm soát các vùng lãnh thổ rộng lớn dọc biên giới hai nước và cũng đang tham gia chống IS tại Syria.

Thổ Nhĩ Kỳ lo ngại sự yếu thế của IS có thể là cơ hội để các tay súng thuộc lực lượng Đơn vị tự vệ nhân dân người Kurd (YPG) – nhánh vũ trang của đảng Liên minh Dân chủ người Kurd (PYD) vốn là một tổ chức bị Thổ Nhĩ Kỳ liệt vào danh sách khủng bố – có thể mở rộng phần lãnh thổ kiểm soát dọc biên giới Syria và Thổ Nhĩ Kỳ, qua đó xúc tiến kế hoạch thành lập một “khu tự trị của người Kurd” ở Syria, giáp với Thổ Nhĩ Kỳ.

Video: Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục đánh người Kurd ở Syria:

Chiến dịch quân sự mang “mục tiêu kép” lại không có sự phối hợp của chính quyền Damascus dẫn tới quân đội Thổ Nhĩ Kỳ không thể tập trung, khó xác định chính xác vị trí tấn công.

Nguy cơ cao nhất là thiệt hại về dân thường vì IS thường dùng dân thường để làm “lá chắn sống”.

Những thống kê chưa đầy đủ cho thấy sau khoảng 1 tuần, số dân thường Syria thiệt mạng trong các vụ không kích và nã pháo của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ ở miền Bắc Syria đã lên tới hơn 50 người, trong khi hơn 100 người bị thương.

Chẳng những riêng Syria, chính người bạn lâu năm mới kịp thân trở lại của Ankara là Nga cũng thể hiện sự quan ngại sâu sắc trước việc Ankara điều động xe tăng và thiết giáp tấn công các mục tiêu người Kurd ở bên trong lãnh thổ Syria.

Nga cảnh báo chiến dịch quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ có thể làm gia tăng căng thẳng tại khu vực, đồng thời khiến cho cuộc đối đầu sắc tộc giữa người Kurd và người Arab leo thang.

Với những thiệt hại ban đầu, chiến dịch quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ đang gặp nhiều rủi ro nếu không cân nhắc và phối hợp hài hòa với các bên.

Không qua được mắt Mỹ

Là nước dẫn đầu trong liên minh chống khủng bố Hồi giáo IS và cũng là người cho phép Thổ Nhĩ Kỳ can thiệp vào lãnh thổ Syria, Mỹ cũng đã dự liệu các khả năng Ankara sẽ không chỉ tập trung vào cuộc chiến chống khủng bố IS mà còn ý đồ với người Kurd ở Syria nhưng cũng không tránh khỏi lúng túng.

Ngày 29/8, Đặc sứ của Tổng thống Mỹ bên cạnh Liên minh quốc tế chống thánh chiến, Brett McGurk, đã tỏ ý rất tức giận trước việc Thổ Nhĩ Kỳ tấn công vào người Kurd, xem đấy là điều “không thể chấp nhận được” và kêu gọi các bên “ngưng” đấu súng.

Tuyên bố của ông McGurk lại có phần mâu thuẫn với một phát biểu của Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden.

Ghé Ankara vào tuần trước, ông Biden đã “nói rất rõ ràng” là lực lượng người Kurd phải “băng qua” sông Euphrate trở lại phía đông nếu không sẽ mất sự hậu thuẫn của Mỹ, một tuyên bố có phần theo đòi hỏi của Thổ Nhĩ Kỳ.

Theo ông Matt Bryza, một cựu thành viên Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ thời Tổng thống George W. Bush, những dấu hiệu mâu thuẫn nhau này của Mỹ có nguy cơ làm mất đi cơ hội tranh thủ quyết tâm mới của Thổ Nhĩ Kỳ trong việc tấn công tổ chức IS.

Ông Bryza cho rằng, Washington không nên làm cho Ankara phật ý khi ủng hộ lực lượng người Kurd, vì Mỹ đã phải mất hai năm mới yêu cầu được Thổ Nhĩ Kỳ có một thái độ cứng rắn hơn đối với IS.

Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ trong chiến dịch Lá chắn sông Euphrates. Ảnh: Live au maps

Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ trong chiến dịch “Lá chắn sông Euphrates”. Ảnh: Live au maps

Ngược lại “việc đảm bảo các đơn vị người Kurd thuộc YPG trở lại phía Đông sông Euphrate, như một viên chức Mỹ đã nêu lên, là một chiến lược tốt mà Washington nên theo”.

Còn cố vấn của cựu Phó Tổng thống Dick Cheney – ông John Hannah lại cho rằng: “Lực lượng YGP không phải là lựa chọn đầu tiên của Mỹ để trở thành đồng minh trong cuộc chiến chống tổ chức IS trên thực địa, mà đó là vì không còn ai khác”.

Ông John Hannah cũng cảnh báo: “Nếu xảy ra một cuộc đối đầu lớn giữa quân đội Thổ Nhĩ Kỳ hay lực lượng mà họ hỗ trợ, với các tay súng người Kurd thuộc YPG, mà không thấy dấu hiệu gì là Thổ Nhĩ Kỳ dấn thân mạnh hơn vào cuộc chiến chống IS, thì chắc chắn sẽ có căng thẳng thật sự giữa Washington và Ankara”.

Theo Đông Phong

Đất Việt