Công bố cách NATO tuồn vũ khí vào Syria

[ad_1]

Vào thời gian này hàng ngàn tấn vũ khí đang “bay” trong một khu vực hỗn loạn, hàng trăm ngàn người chạy trốn khỏi khu vực Balkan vào châu Âu.

Kể cả việc di cư hàng loạt dẫn tới một cuộc đấu tranh thì các hợp đồng cung cấp vũ khí có trị giá hàng tỷ đô la qua đường biển cũng như đường không vẫn tiếp tục và chưa dừng lại.

Các chuyến bay vận chuyển cùng với vũ khí trên khoang

Các chuyến bay vận chuyển cùng với vũ khí trên khoang

“Các bằng chứng nói về việc cung cấp hệ thống vũ khí cho các nhóm vũ trang được coi là vi phạm nhân quyền nghiêm trọng. Các hợp đồng này được coi là bất hợp pháp theo Hiệp ước của LHQ về việc buôn bán vũ khí và các quy định khác của luật pháp quốc tế, cần phải chấm dứt ngay lập tức”, nhà nghiên cứu từ Amnesty International nói.

Mạng thông tin Balkan Investigative Reporting Network (BIRN) kết hợp cùng với các tổ chức điều tra tham nhũng và tội phạm có tổ chức (OCCRP) đã điều tra các số liệu về xuất khẩu vũ khí và thấy rằng, thường xuyên có khối lượng lớn các loại vũ khí chuyển tới Trung Đông, từ các quốc gia như Bosnia và Herzegovina, Bulgaria, Croatia, Cộng hòa Séc, Montenegro, Romania, Serbia và Slovakia.

Từ thời điểm leo thang xung đột ở Syria vào năm 2012, tám đất nước nói trên đã chuyển các loại vũ khí và đạn dược trị giá ít nhất 1,2 tỷ euro.

Trong số những người được nhận bao gồm ở Saudi Arabia, Jordan, UAE và Thổ Nhĩ Kỳ.

Các loại vũ khí được vận chuyển theo đường hàng không bằng máy bay vận tải IL-76 (máy bay này có thể mang tới 50 tấn hàng hóa – khoảng 16 000 AK-47 hoặc 3 triệu viên đạn).

Ngoài ra, Hoa Kỳ đã chuyển khá nhiều thiết bị quân sự qua Biển Đen vào vùng lân cận – khoảng 4 700 tấn.

Nhập khẩu vũ khí của Ả Rập Saudi từ năm 2012

Nhập khẩu vũ khí của Ả Rập Saudi từ năm 2012

“Hiện quân đội của Saudi Arabia, Jordan, UAE và Thổ Nhĩ Kỳ đang sử dụng vũ khí và đạn dược của phương Tây, chứ không phải của Liên Xô. Do đó, chúng ta có thể kết luận rằng các chuyến hàng vũ khí với số lượng lớn vào các quốc gia này xuất phát từ các các nước trong khối liên minh”, chuyên gia về Trung Đông Jeremy Binnie cho biết.

Các nhà nghiên cứu thu được các tài liệu mật của năm 2013 từ Bộ Quốc phòng Serbia, trong tài liệu nói về những mối lo ngại trong mối quan hệ với việc cung cấp vũ khí cho Saudi Arabia vì có khả năng vượt qua vũ khí ở Syria.

Một vài năm sau đó, Hà Lan đã trở thành quốc gia đầu tiên của Liên minh châu Âu ngăn chặn việc xuất khẩu vũ khí cho Riyadh vì cái chết của dân thường ở Yemen.

Các loại vũ khí được cung cấp cho Saudi Arabia và các nước khác trong khu vực, sau đó được chuyển đến quân nổi dậy Syria thông qua các trung tâm phối hợp đặc biệt, nằm ở biên giới với Syria, Jordan và Thổ Nhĩ Kỳ.

Theo cựu đại sứ Mỹ ở Syria Robert Ford, mỗi quốc gia từ các quốc gia tham gia vào “giúp đỡ phe đối lập vũ trang” có quyền độc lập xác định nhóm nhận được vũ khí.

Một chỉ huy từ những đơn vị của “Quân đội Syria tự do” ở Aleppo đã thông báo với các phóng viên rằng, các loại vũ khí từ Trung và Đông Âu đã phân phối ở trụ sở trung tâm, nằm ở Syria.

Phóng viên ghi nhận rằng, họ đã nhìn thấy vũ khí được cung cấp không chỉ cho các chiến binh “chống đối ôn hòa” mà còn cả các phần tử thánh chiến, bao gồm cả IS, cũng như các cá nhân, tổ chức chiến đấu ở bên cạnh chính phủ Syria.

Kể từ khi Nga can thiệp vào tình hình ở Syria, tình hình chiến sự ở đây có nhiều bước phát triển mới.

Tuy nhiên kể từ đây Nga và Iran đã không ít lần chuyển cho chính phủ Syria một số lượng lớn vũ khí nhằm chống lại các lực lượng khủng bố, lực lượng chống phá nhà nước… vì vậy ở Syria xuất hiện hàng loạt vũ khí mới, cuộc chiến ngày càng ác liệt và chưa có hồi kết.

“Sự gia tăng vũ khí trong khu vực đã gây ra hậu quả rất nghiêm trọng: rất nhiều dân thường đã chết, một số lượng lớn người đã rời đi (tị nạn) và các cuộc xung đột vi phạm nhân quyền nghiêm trọng, bao gồm bắt cóc, hành quyết, tra tấn và hãm hiếp”, các nhà nghiên cứu kết luận.

Theo Minh Tú

Đất Việt